Thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lai Châu
Lai Châu là tỉnh cuối cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, Theo ước tính hiện nay, toàn tỉnh có khoảng hơn 3.000 người theo đạo Phật, trong đó có hơn 1000 người có chứng điệp quy y Tam Bảo.
Tại thành phố Lai Châu đã hình thành các nhóm Phật tử, mỗi nhóm đều có người đại diện thường xuyên tập hợp các Phật tử tham gia sinh hoạt tôn giáo tập trung và liên hệ với các sư trụ trì các chùa ở miền xuôi để được giúp đỡ tổ chức Lễ Cầu siêu, Lễ Vu Lan, Lễ Phật Đản… tại gia đình và tổ chức các hoạt động từ thiện nhân đạo.Được sự hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, các địa điểm tổ chức các khóa lễ, bà con theo đạo Phật đều thực hiện nghiêm túc các nội dung cam kết với chính quyền địa phương, không để xảy ra các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự… Đặc biệt, mỗi dịp lễ, các tổ chức, cá nhân đều đến thăm, tặng quà các bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh và làm từ thiện cho các gia đình khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.
Tại buổi lễ, đại diện Giáo hội Phật Giáo Việt Nam công bố các văn bản, quyết định liên quan đến việc thành lập Phật giáo tỉnh Lai Châu để làm cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn tổ chức nhân sự và triển khai các công tác Phật sự theo quy định Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ra mắt Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Lai Châu.
Đại đức Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Lai Châu.
Tại buổi lễ, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lai Châu đã thông qua hoạt động Phật sự của tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2015-2020 với các định hướng như sau:
Phát huy tinh thần đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam, đã được tôi luyện trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm hiện diện trên đất nước Việt Nam; tăng ni, Phật tử tỉnh Lai Châu nêu cao tinh thần đoàn kết hoà hợp, kỷ luật đồng tâm, tích cực tham gia các hoạt động ích đạo, lợi đời; đồng thời kiện toàn nhân sự ở cấp tỉnh, từng bước phát triển đến cấp huyện và cơ sở.
Phát huy sức mạnh nội lực, đào tạo và phát triển đội ngũ tăng ni tại địa phương làm cơ sở cho việc phát triển tăng ni tại các tự viện, quản lý và hướng dẫn tín đồ Phật tử tu học theo đúng chính pháp, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, không phù hợp với đạo Phật và truyền thống văn hóa của dân tộc.
Phối hợp với các cơ quan của tỉnh, tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến quan điểm chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc tôn giáo…
Rà soát thống kê các cơ sở có nguồn gốc đạo Phật hoặc tín ngưỡng truyền thống và các nơi có cảnh quan thiên nhiên, đề nghị các cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng tu viện, kết hợp với phát triển du lịch sinh thái tâm linh, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xanh, góp phần ổn định an sinh xã hội…
Tổ chức tốt các hoạt động nghi lễ, hoằng pháp và hướng dẫn Phật tử nhân sác sự kiện, ngày lễ lớn của địa phương và Phật giáo, kết hợp làm công tác từ thiện xã họi, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Thực hiện tốt chủ trương, chính sách ngoại giao nhân dân, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân,
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành đoàn thể tại địa phương trong mọi hoạt động, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật và hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
PV
Gửi bình luận